Vương tế Philip, Công tước xứ Edinburgh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm
Vương tế Philip
25.Jun.2015 Prince Philip in Frankfurt.jpg
Vương tế Philip năm 2015
Vương tế của Vương quốc Anh
Trị vì6 tháng 2 năm 1952 – nay
(&0000000000000068.00000068 năm, &0000000000000129.000000129 ngày)
Công tước xứ Edinburgh
Tại vị20 tháng 11 năm 1947 – nay
(&0000000000000072.00000072 năm, &0000000000000207.000000207 ngày)
Thông tin chung
Phối ngẫuNữ vương Elizabeth II
kết hôn 1947
Hậu duệCharles, Thân vương xứ Wales
Anne, Công chúa Vương thất
Vương tử Andrew, Công tước xứ York
Vương tử Edward, Bá tước xứ Wessex
Tên đầy đủ
Philip[1]
Tước hiệuHRH Công tước xứ Edinburgh
Đại úy Philip Mountbatten Hải quân Vương gia
HRH Vương tôn Philip của Hy Lạp và Đan Mạch
Vương tế Đấng phu quân cao thượng của Elizabeth II
Hoàng tộcNhà Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg Nhà Windsor
Thân phụVương tử Andrew của Hy Lạp và Đan Mạch
Thân mẫuCông chúa Alice xứ Battenberg
Sinh10 tháng 6, 1921 (99 tuổi)
Villa Mon Repos, Corfu, Hy Lạp
Rửa tội
Nhà thờ Thánh George, the Palaio Frourio, Corfu
Tôn giáoGiáo hội Anh
trước đây là Chính thống giáo Hy Lạp

Vương tế Philip, Công tước xứ Edinburgh (Vương tôn Philip của Hy Lạp và Đan Mạch; sinh vào ngày 10 tháng 6 năm 1921)[N 1] là chồng của Nữ vương Elizabeth II từ ngày 20 tháng 11 năm 1947, và là phối ngẫu của Nữ vương từ ngày 6 tháng 2 năm 1952. Cũng như vợ mình là Elizabeth II, Vương tế Philip trên báo đài Việt Nam thường bị gọi nhầm theo kiểu hoàng thất, là Hoàng tế Philip.

Trước đây Philip là vương tôn của Hy LạpĐan Mạch, và vì vậy là thành viên của Nhà Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg của Đan Mạch-Đức, nhưng đã từ bỏ tước hiệu này ngay trước khi kết hôn và lấy họ ông bà ngoại, để được gọi là Đại úy Philip Mountbatten. Vào trước hôm cưới, Philip được trao tước hiệu His Royal Highness bởi Quốc vương George VI và, ngày hôm sau, thành Công tước xứ Edinburgh, Bá tước xứ MerionethNam tước Greenwich. Nữ vương Elizabeth đã phong Philip làm [Prince of the United Kingdom] năm 1957.

Là phu quân của một Nữ vương thường xuyên đi công du và là người đứng đầu Khối thịnh vượng chung, Vương tế Philip thường xuất hiện trước công chúng, và là một hình ảnh công chúng nổi tiếng trong các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung. Ông là "vị phối ngẫu của Quân chủ phục vụ lâu nhất nước Anh" và là người bạn đời lớn tuổi nhất của một quân vương đang trị vì[3]. Những lời bình luận của ông trước công chúng nhiều lần khiến Vương tế nổi tiếng vì chúng gây tranh cãi. Ngoài phận sự Vương thất, Công tước xứ Edinburgh cũng là người bảo trợ của nhiều tổ chức, trong đó có Giải thưởng Công tước xứ Edinburgh và Các trường đại học của CambridgeEdinburgh. Cụ thể, ông đã cống hiến cả đời mình để kêu gọi sự chú ý của công chúng về mối quan hệ giữa nhân loại và môi trường, từ sau chuyến thăm Quần đảo phía nam Nam cực vào năm 1956. Ông đã xuất bản và diễn thuyết nhiều nơi từ hơn nửa thế kỷ nay về chủ đề này.













Thời thơ ấu[sửa | sửa mã nguồn]

Vương tôn Philip của Hy Lạp và Đan Mạch sinh ra tại Mon Repos, Corfu, Hy Lạp. Cha ông là Vương tử Andrew của Đan Mạch và Hy Lạp, còn mẹ ông là Công chúa Alice xứ Battenberg. Philip là đứa con trai duy nhất và là đứa con cuối cùng trong năm người con. Tuy nhiên, sau đó, Hy Lạp làm vào chiến tranh, với kết quả thắng trận là của Thỗ Nhĩ Kì. Vào ngày 22 tháng 9 1922, bác của Philip, Quốc vương Constantine I của Hy Lạp, bị ép phải thoái vị. Cuộc sống của gia đình ông bị đe dọa, và mẹ ông phải chịu sự giám sát. Tháng 12, một tòa án cách mạng đã trục xuất Vương tử Andrew khỏi Hy Lạp. Hải quân Vương thất Anh đã sơ tán gia đình ông, Philip được an toàn khi ông ở trong chiếc giường nhỏ được là từ hộp đựng trái cây. Gia đình Philip định cư tại vùng ngoại ô Paris, Pháp và ở tại ngội nhà mà người dì giàu có của ông, Công chúa Marie Bonaparte cho mượn. [4]

Học vấn[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Gordonstoun, nơi Philip đã từng theo học

The Elms là ngôi trường mà Philip theo học đầu tiên, một trường học MỹParis do Donald MacJannet điều hành.[5] Năm 1928, ông được chuyển đến Vương quốc Anh để theo học tại trường Cheam. Trong ba năm tiếp theo, bốn chị gái của ông kết hôn với các quý tộc Đức và chuyển đến Đức. Mẹ ông bị chẩn đoán là mắc bệnh tâm thần phân liệt và được đưa vào một trại tị nạn[6], còn cha ông thì cư trú ở Monte Carlo.[7] Philip ít liên lạc với mẹ trong những ngày còn lại của thời thơ ấu.[8] Năm 1933, ông được gửi đến Schule Schloss Salem ở Đức, nơi có "lợi thế tiết kiệm học phí" vì nó thuộc sở hữu của gia đình anh rể của ông, Berthold, Margrave của Baden.[9] Với sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít ở Đức, nhà sáng lập cồng đồng người Do Thái, Kurt Hahn, đã trốn chạy cuộc đàn áp và thành lập trường GordonstounScotland, nơi Philip chuyển đến sau hai nhiệm kỳ tại Salem.[10][11]

Phục vụ quân sự và thời chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Philip phục vụ trên tàu HMS Valiant trong Trận chiến Địa Trung Hải.

Sau khi rời Gordonstoun vào đầu năm 1939, Philip hoàn thành nhiệm kỳ là một sĩ quan tại trường Đại học Hải quân Vương thất ở Dartmouth , sau đó trở về Hy Lạp, sống với mẹ ở Athens trong một tháng vào giữa năm 1939. Ông tốt nghiệp Đại học Dartmouth năm sau với tư cách là học viên giỏi nhất trong khóa học của mình. Ông dành bốn tháng cho chiến hạm HMS Ramillies, bảo vệ các đoàn xe của Lực lượng Viễn chinh ÚcẤn Độ Dương, sau đó là các bài đăng ngắn hơn về HMS Kent, trên HMS Shropshire và ở Ceylon.[12] Sau cuộc xâm lược Hy Lạp của Ý vào tháng 10 năm 1940, ông được chuyển từ Ấn Độ Dương sang tàu chiến HMS Valiant trong Hạm đội Địa Trung Hải. [13]

Hôn nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc gặp gỡ với Vương nữ Elizabeth[sửa | sửa mã nguồn]

Philip lần đầu gặp Elizabeth vào năm lên 13 nhưng tới khi ông 18 tuổi cả hai mới chính thức yêu và gửi thư cho nhau. Cả hai gặp nhau vào năm 1939 tại trường Đại học Hải quân Vương thất ở Dartmouth khi Philip 18 tuổi còn Elizabeth thì 13 tuổi. Nữ vương tương lai lập tức để ý đến Philip vì vẻ đẹp điển trai của ông, trong khi ông lại chẳng có bất cứ cử chỉ đặc biệt nào dành cho Elizabeth.[14] Bà Marion Crawford, gia sư của Elizabeth đã nói về việc hai người bắt đầu thư tình qua lại trong cuốn hồi kí của mình: "Lilibet đánh mất sự tự tôn của mình bằng việc viết thư cho một người đàn ông đang chiến đấu cho đất nước chúng tôi".[14] Công chúa Margaret cũng nói về chị mình trong cuộc gặp gỡ định mệnh ấy: "Chị ấy không bao giờ nhìn bất cứ ai khác".[15]

Cả hai sau đó thường xuyên gửi thư cho nhau. Tới năm 1946, Philip đã xin phép Quốc vương George VI được cưới con gái của ông. Philip đã cầu hôn Vương nữ Elizabeth khi đó bằng một chiếc nhẫn đá quý to, bao quanh bởi 10 viên kim cương được lấy từ chiếc vương miện thuộc về mẹ của Philip, Công chúa Alice. [16]

Đám cưới[sửa | sửa mã nguồn]

Philip kết hôn với Elizabeth vào ngày 20 tháng 11 năm 1947. Ngay trong lễ cưới, ông được phong tước Công tước xứ Edinburgh và được tôn xưng Vương gia Điện hạ. Philip đã từ bỏ tước hiệu vương thất Hy Lạp và Đan Mạch của ông, và sử dụng danh hiệu Trung úy Philip Mountbatten, lấy theo họ mẹ trước khi kết hôn với Elizabeth.

Cuộc hôn nhân không diễn ra suôn sẻ: Philip theo Chính thống giáo Hy Lạp, là những người quý tộc nhưng đã suy tàn, mất hết tài sản và có các chị em gái kết hôn với những quý tộc Đức có liên hệ với Đức quốc xã. Mẹ của Elizabeth, trong những cuốn tự truyện về sau, được nói rằng đã phản đối mối lương duyên này, thậm chí còn gọi Philip là gã người Đức [17](nguyên văn: The Hun, dù sau này, bà lại mô tả Philip với cách thân mật hơn: một quý ông người Anh (an English gentleman)[18]). Cha của Elizabeth, George VI, đã đồng ý cho cuộc hôn nhân, nhưng phải giữ bí mật và bị trì hoãn đến khi Elizabeth 21 tuổi. [16] Việc Khối thịnh vượng chung chưa hoàn toàn hồi phục sau chiến tranh buộc nên Vương nữ đã phải để dành các phiếu được phân phối để mua vật liệu may váy cưới. Tuy vậy, lễ cưới của hai người vẫn diễn ra suôn sẻ, và đó được xem là tia hy vọng đầu tiên của sự tái sinh sau chiến tranh.

Sức khỏe[sửa | sửa mã nguồn]

Những người hâm mộ và theo dõi vương thất khá lo lắng khi Vương tế Philip phải nhập viện tại bệnh viện King Edward VII vào ngày 20 tháng 12 năm 2019, ở tuổi 98. [19]Trong khi đó, Nữ vương thì tới Sandringham để bắt đầu kì nghỉ Giáng sinh của mình. Theo thông cáo từ vương thất, Philip phải nhập viện để diểu trị cho một tình trạng tồn tại từ trước (nguyên văn: pre-existing condition )[20]. May mắn thay, Công tước xứ Edinburgh đã được xuất viện vào ngày 24, vừa đúng lúc để tận hưởng Giáng sinh cùng gia đình.

Vào ngày 28 tháng 12, Thân vương Charles cùng với Nữ vương, Công chúa AnneNữ Bá tước xứ Wessex khi đến nhà thờ St. Mary Magdalene tại Sandringham đã cho những người hâm mộ vương thất biết về tình hình của cha mình. Trước khoảng 1500 người đang đợi gia đình vương thất ở ngoài nhà thờ, có một người hỏi về sức khỏe của Philip, Charles mỉm cười và nói: "Tốt hơn rất nhiều".[19]

Mối quan hệ giữa các dòng tộc[sửa | sửa mã nguồn]

Philip và Elizabeth có mối quan hệ ba đời với nhau. Họ cùng gọị Christian IX của Đan Mạch (Nhà Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg) là bác họ: ông là ông nội của bác Philip, Constantine I (Nhà Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg), cũng là cha của Alexandra của Đan Mạch (Nhà Sachsen-Coburg và Gotha), bà cố của Elizabeth. Philip và Elizabeth còn có quan hệ ba đời với nhau khi có chung một bà sơ, Nữ vương Victoria (Nhà Hanover) (Philip là hậu duệ của Công chúa Alice, Đại Công tước xứ Hesse (Nhà Sachsen-Coburg và Gotha), Elizabeth là hậu duệ của Edward VII (Nhà Windsor). Philip cũng có cùng huyết thống với Quôc vương Felipe VI của Tây Ban Nha (nhà Bourbon), khi ông đều là hậu duệ của Nữ vương VictoriaChristian IX của Đan Mạch.

Trên danh nghĩa, Philip còn có huyết thống với nhà Romanov. Mẹ của Nicholas II là Hoàng thái hậu Maria Feodorovna (nhà Romanov) cũng là con của Christian IX của Đan Mạch. Vợ của Nicholas IIHoàng hậu Alexandra Feodorovna (nhà Romanov) là con của Công chúa Alice, Bà Đại Công tước xứ Hesse, tức bà cố của Philip. Vào năm 1993, khi người ta đã biết được mộ của gia đình Nicholas II bị ám sát, Vương tế Philip thậm chí đã đưa mẫu xét nghiệm máu của mình cho các nhà khoa học. DNA của ông khớp với lại Hoàng hậu Alexandra và ba cô con gái, giúp xác định danh tính của họ. [21] Ngoài ra, bà nội của ông là Bà Đại Công tước Olga Constantinovna (nhà Romanov) cũng có xuất thân từ triều đại Romanov của Nga. Bà là cháu nội của Nicholas I (nhà Romanov).

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • 10 tháng 6 năm 1921 – 18 tháng 3 năm 1947: His Royal Highness Vương tôn Philip của Hy Lạp và Đan Mạch
  • 18 tháng 3 năm 1947 – 19 tháng 11 năm 1947: Lieutenant Philip Mountbatten
  • 19 tháng 11 năm 1947 – 20 tháng 11 năm 1947: His Royal Highness Sir Philip Mountbatten
  • 20 tháng 11 năm 1947 – 22 tháng 2 năm 1957: His Royal Highness Công tước xứ Edinburgh
  • 22 tháng 2 năm 1957 – nay: His Royal Highness Vương tế Philip, Công tước xứ Edinburgh
Vương thất Anh
Badge of the House of Windsor.svg

HM Nữ vương
HRH Công tước xứ Edinburgh


Con cháu[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Ngày sinh Kết hôn Ly dị Con cái Cháu
Charles, Thân vương xứ Wales 14 tháng 11 năm 1948 29 tháng 7 năm 1981 Diana, Vương phi xứ Wales 28 tháng 8 năm 1996 Vương tử William, Công tước xứ Cambridge Công tử George xứ Cambridge
Công nữ Charlotte xứ Cambridge
Công tử Louis xứ Cambridge
Vương tử Harry, Công tước xứ Wessex Archie Mountbatten-Windsor
9 tháng 4 năm 2005 Camilla, Nữ công tước xứ Cornwall
Anne, Công chúa Vương thất 15 tháng 8 năm 1950 14 tháng 11 năm 1973 Mark Phillips 28 tháng 4 năm 1992 Peter Phillips Savannah Phillips
Isla Phillips
Zara Phillips Mia Tindall
Lena Tindall
12 tháng 12 năm 1992 Timothy Laurence
Vương tử Andrew, Công tước xứ York 19 tháng 2 năm 1960 23 tháng 7 năm 1986 Sarah, Nữ Công tước xứ York 30 tháng 5 năm 1996 Công nữ Beatrice xứ York
Công nữ Eugenie xứ York
Vương tử Edward, Bá tước xứ Wessex 10 tháng 3 năm 1964 19 tháng 6 năm 1999 Sophie, Nữ Bá tước xứ Wessex Lady Louise Windsor
James, Tử tước Severn

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ông sinh ngày 10 tháng 6 năm 1921 theo Lịch Gregory. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Hy Lạp vẫn dùng Lịch Julius; và chưa chuyển sang Gregory cho đến ngày 1 tháng 3 năm 1923. Giấy chứng sinh của ông ghi ngày Julius là 28 tháng 5 năm 1921.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Là một thành viên hoàng gia đã được phong tước, Philip không sử dụng họ, nhưng, trong trường hợp sử dụng, đó là họ mà ông đã dùng khi trở thành công dân Anh, Mountbatten
  2. ^ Higham, Charles; Mosely, Roy (1991), Elizabeth and Philip: The Untold Story, Sidgwick & Jackson, tr. p. 73, ISBN 0283998873 
  3. ^ “Prince Philip breaks royal record” (bằng tiếng Anh). Nine News. Ngày 18 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2009. 
  4. ^ Alexandra, tr. 35–37; Heald, tr. 31; Vickers, tr. 176–178
  5. ^ Boothroyd, Basil (1971). Prince Philip: An Informal Biography (First American ed.). New York: McCall Publishing Company.
  6. ^ Brandreth, tr. 66; Vickers, tr. 205
  7. ^ Eade, tr. 104
  8. ^ Brandreth, tr. 67
  9. ^ Prince Philip được trích dẫn trong Brandreth, tr. 72
  10. ^ Brandreth, tr. 72
  11. ^ Heald, tr. 42
  12. ^ Eade, tr. 132–133.
  13. ^ Heald, tr. 60
  14. ^ a ă Hồi ký Queen’s Childhood của bà Marion Crawford, gia sư của Elizabeth II
  15. ^ “Thiên tình sử 70 năm của Nữ hoàng Anh và chàng lính đã từng bị cả thế giới phản đối”. 
  16. ^ a ă “Chuyện tình từ năm 13 tuổi của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip”. 
  17. ^ “Philip, the one constant through her life”. 
  18. ^ Heald, tr. xviii
  19. ^ a ă “Prince Charles gives an update on Prince Philip's health”. 
  20. ^ “Prince Philip Leaves Hospital in Time for Christmas”. 
  21. ^ “The Romanov Family Tree: Real Descendants and Wannabes”. 

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]